Cửa lưới chống muỗi tự cuốn

Virus sởi có sự thay đổi về độc lực không?

Chủ tịch Hội đồng chuyên môn phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế khẳng định, đến nay chưa phát hiện có biến đổi gen và các týp sởi lưu hành tại Việt Nam và không có sự thay đổi nào về độc lực của virus sởi. Hiện nay có nhiều trẻ mắc sởi có diễn biến rất “lạ”. Trẻ mắc sởi sáng nhập viện vẫn chơi đùa nhưng chiều đã thở gấp, tối phải thở máy. Có bé rút được máy thở sau 10 ngày nhưng vẫn tử vong. Những trẻ ca bệnh “lạ” này khiến các chuyên gia không thể dự đoán được. PGS. TS. Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế cho biết, cho đến thời điểm này vẫn chưa phát hiện có biến đổi gen và các týp sởi lưu hành tại Việt Nam. PGS. TS. Kính khẳng định, không có sự thay đổi nào về độc lực của virus sởi hoặc cũng có thể do trùng lặp ngẫu nhiên giữa sởi với các bệnh đường hô hấp do các vi khuẩn và virus khác, khiến làm tăng nguy cơ tử vong trên trẻ mắc sởi. Một trẻ mang virus sởi, sẽ có nguy cơ lây sang nhiều trẻ khác “Tôi đang lo ngại về việc nhiễm vi khuẩn đa kháng sinh tại bệnh viện, khiến cho “vũ khí” kháng sinh bị vô hiệu hóa, không thể cứu chữa cho trẻ.”, ông Kính nói. Ông Kính lý giải, một trẻ mang virus sởi, sẽ có nguy cơ lây sang nhiều trẻ khác. Những virus, vi khuẩn khác cũng có khả năng lây truyền. Ngoài ra, mỗi trẻ còn kèm theo 2-3 người lớn đi cùng, trở thành kênh lây truyền virus nói chung và virus sởi nói riêng. Ông Kính cho biết, để đối phó với sự suy giảm miễn dịch nhanh chóng, đồng nhiễm nhiều virus một cách bất thường của bệnh nhi mắc sởi, Bộ đã yêu cầu Hội đồng chuyên môn họp bàn và bổ sung phác đồ điều trị sởi cho phù hợp. Chẳng hạn như: sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch cho trẻ mắc sởi khi trẻ có các biểu hiện suy hô hấp, nhằm “vực” nhanh sức đề kháng của trẻ.

Nhận xét